Thứ Sáu, 23 tháng 1, 2015

QUÁ BÍ ẨN: Cục trưởng Cục đường sắt Nguyễn Hữu Thắng chết tại cơ quan

Đang lúc ngành đường sắt xảy ra biết bao chuyện lùm xùm chưa được giải quyết sáng tỏ thì ông Thắng lại chết bất ngờ ngay tại nơi làm việc. Cái chết bí ẩn nầy sẽ dấy lên bao nhiêu câu hỏi???

Cục trưởng Cục đường sắt Nguyễn Hữu Thắng chết tại cơ quan

TTO - Ông Nguyễn Hữu Thắng, Cục trưởng Cục đường sắt Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải vừa được phát hiện đã chết tại phòng làm việc.
Cổng trụ sở Bộ Giao thông vận tải đóng chặt - Ảnh: T.Phùng
Một nguồn tin từ Bộ Giao thông vận tải cho biết cuối giờ làm việc hôm nay 22-1, cán bộ công nhân viên Cục đường sắt Việt Nam phát hiện ông Nguyễn Hữu Thắng, Cục trưởng Cục đường sắt Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải đã chết trong phòng làm việc. 
Ông Thắng được phát hiện chết trong phòng làm việc vào cuối giờ làm việc chiều 22-1.
Theo nguồn tin trên, sáng 22-1, ông Thắng vẫn tham gia cuộc họp triển khai thực hiện xã hội hóa lĩnh vực đường sắt của Bộ Giao thông vận tải. 

Hiện nguyên nhân cái chết của ông Nguyễn Hữu Thắng chưa được công bố. 
Có mặt bên ngoài trụ sở Bộ Giao thông vận tải, số 80 Trần Hưng Đạo, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội, chúng tôi chứng kiến lực lượng công an đang có mặt tại đây để điều tra làm rõ nguyên nhân cái chết của ông Thắng.
Cổng trụ sở Bộ Giao thông vận tải được đóng kín. 
Đến 21g35, một chiếc xe cứu thương đã được điều đến, chạy vào bên trong trụ sở Bộ Giao thông vận tải. Đến 21g40, xe cứu thương rời khỏi trụ sở bộ.
Đến 21g50, lại có thêm một chiếc xe cứu thương khác chạy vào sân Bộ Giao thông vận tải.  
Chúng tôi đang cập nhật diễn biến vụ việc. 
Xe cứu thương chạy vào sân Bộ Giao thông vận tải - Ảnh: Minh Quang
Xe khám nghiệm chạy vào Bộ Giao thông vận tải làm việc - Ảnh: Minh Quang
Ông Nguyễn Hữu Thắng - Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam từng bị Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng quyết định tạm đình chỉ chức vụ ngày 25-4.
Lý do là ông Thắng có phát ngôn không đúng và thiếu trách nhiệm liên quan đến Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông, gây bức xúc trong dư luận, làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành GTVT.
Ông Nguyễn Hữu Thắng
Ông Nguyễn Hữu Thắng
Trước đó, ngày 24-4, trong bài viết về Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đội vốn 339 triệu USD, báo Tiền Phong dẫn lời ông Thắng rằng Bộ (GTVT) có kỷ luật, cảnh cáo cá nhân ông, ông cũng đồng ý.
Ông nói: “Mình đã làm hết mức rồi, nhìn các dự án như tuyến số 3: Nhổn - Ga Hà Nội 2 lần khởi công đến giờ phút này đã làm được gì đâu. Chúng tôi làm được nhiều cũng không ai khen ngợi hết, điều chỉnh một tý đã rùm beng cả lên”.
Cục Đường sắt Việt Nam là đơn vị trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật đối với chuyên ngành giao thông vận tải đường sắt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
Cục trưởng Cục đường sắt chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục. Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm.
Tuấn Phùng-Minh Quang
-------------------------------------------------------------------
Đọc thêm về vụ hối lộ động trời tại ngành đường sắt

Nghi án công ty Nhật hối lộ quan chức đường sắt Việt Nam

Nhiều tờ báo Nhật đồng loạt đưa tin về chủ tịch một hãng tư vấn Nhật Bản thừa nhận hối lộ quan chức đường sắt Việt Nam để đổi lấy việc trúng thầu dự án ODA.
photo-president-1516-1395470462.jpg
Ông Tamio Kakinuma, Chủ tịch công ty tư vấn JTC, Nhật Bản.
Theo đó, ông Tamio Kakinuma, Chủ tịch công ty tư vấn đường sắt JTC (Japan Transportation Consultants) thừa nhận hành vi đưa hối lộ trong cuộc thẩm vấn với cơ quan điều tra Tokyo. TờYomiuri, ngày 21/3, cho biết ông này đã ký vào biên bản lời khai.
Ông Tamio Kakinuma cho hay số tiền "lại quả" phụ thuộc vào giá gói thầu nhận được. Ví dụ, ông khai để đổi lấy một gói thầu dự án ODA tại Việt Nam trị giá 4,2 tỷ yen, công ty đã "lại quả" cho quan chức 80 triệu yen (tương đương 780.000 USD hoặc hơn 16 tỷ VND theo tỷ giá hiện tại).
Đây là số tiền hối lộ lớn so với những lần "lại quả" khác của JTC. Tương tự, một dự án ODA ở Indonesia, JTC hối lộ quan chức 30 triệu yen, còn ở Uzbekistan 20 triệu yen.
Có 5 cái tên quan chức nhận hối lộ được ông Kakinuma khai ra, trong đó có một quan chức cấp cao của Đường sắt Việt Nam.
Dựa trên lời khai của ông Chủ tịch, cơ quan điều tra Nhật sẽ mở cuộc điều tra hành vi vi phạm Bộ luật Chống cạnh tranh không lành mạnh, trong đó nghiêm cấm việc hối lộ các quan chức, viên chức của cơ quan chính phủ nước ngoài.
Cũng theo nguồn tin trên, ông Kakinuma đến cơ quan điều tra khai báo tự nguyện. Trong lời khai, ông đưa ra nhiều chi tiết như hối lộ các quan chức vào thời điểm nào, số tiền bao nhiêu.
Động thái này diễn ra sau khi cơ quan thuế Tokyo phát hiện nhiều khoản chi bất thường của công ty JTC, trị giá khoảng 130 triệu yen, liên quan 5 dự án ODA Nhật Bản. Số tiền được chi vào 40 lần khác nhau, trong khoảng thời gian từ tháng 2/2008 đến tháng 2/2014.
Trao đổi với VnExpress sáng 23/3, ông Trần Ngọc Thành, Chủ tịch hội đồng thành viên Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết đã nghe thông tin Công ty Tư vấn đường sắt Nhật Bản thừa nhận trả tiền "lại quả" cho một số công chức Việt Nam, để nhận được hợp đồng cho các dự án ODA. Từ ngày 21/3, ông đã cho triển khai xác minh, yêu cầu các đơn vị viết toàn bộ báo cáo về những việc có liên quan.
"Sáng 23/3, chúng tôi tổ chức họp để nghe báo cáo và tổ chức thành lập đoàn xuống kiểm tra độc lập", ông Thành nói và cho hay, đây là vấn đề nhạy cảm mà phía Nhật cũng chưa có thông tin chính thức hay đề nghị phối hợp điều tra, tuy nhiên phía Việt Nam sẽ rà soát những dự án mà công ty này tham gia để khoanh vùng, làm rõ và xử lý nghiêm.
Thanh Bình - Hoàng Thùy

Giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt bị tạm dừng công tác

Bộ Giao thông Vận tải đã ra quyết định tạm dừng công việc với Giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt và một số cán bộ liên quan để giải trình, cung cấp tư liệu, phục vụ công tác điều tra nghi án nhận hối lộ 80 triệu yen.
Bộ GTVT tạm đình chỉ hoạt động giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt 15 ngày để điều tra, ngoài ra các dự án đường sắt cũng sẽ bị tạm dừng để kiểm tra. Ảnh: Bá Đô
Bộ GTVT tạm đình chỉ hoạt động giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt 15 ngày để điều tra, ngoài ra các dự án đường sắt cũng sẽ bị tạm dừng để kiểm tra. Ảnh:Bá Đô
Chiều 23/3, tại cuộc họp với Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng, liên quan đến nghi án một nhà thầu tư vấn Nhật Bản đã hối lộ cán bộ đường sắt Việt Nam khoảng 16 tỷ đồng, ông Trần Ngọc Thành, Chủ tịch Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, đơn vị đã yêu cầu các cán bộ liên quan giải trình.
Trước mắt, đơn vị sẽ tạm dừng công việc 15 ngày với Giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt Nguyễn Văn Hiếu và các cá nhân có liên quan, kể cả những người đã chuyển công tác và nghỉ hưu, để tập trung giải trình trách nhiệm cá nhân trong thời gian tham gia dự án. Ngoài ra, đơn vị cũng sẽ thành lập đoàn kiểm tra, do Tổng giám đốc chỉ đạo để rà soát toàn bộ thủ tục liên quan dự án. 
"Chúng tôi sẽ kiểm tra nghiêm túc. Tất cả cán bộ liên quan đều phải giải trình", người đứng đầu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam nói.
Trong cuộc họp chiều 23/3, vị giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt đương nhiệm và một số cán bộ liên quan đã phát biểu, cam kết thời gian qua không nhận một khoản tiền nào từ phía nhà thầu Nhật Bản. Tương tự, ông Trần Văn Lục, nguyên giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt cũng khẳng định không nhận hối lộ.
Sau khi nghe báo cáo của các thành viên Ban quản lý dự án đường sắt và người đứng đầu ngành đường sắt Việt Nam, Bộ trưởng Đinh La Thăng đánh giá, trước hết, thông tin về việc hối lộ mà báo chí Nhật đưa rất nghiêm trọng, cần phải làm rõ để có báo cáo kịp thời Thủ tướng trong thời gian sớm nhất.
Ông Thăng cũng cho biết, Bộ sẽ phối hợp chặt chẽ với JICA và Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam để phối hợp chia sẻ, làm rõ thông tin trên.Trong ngày 24/3, Bộ Giao thông Vận tải sẽ có báo cáo gửi Thủ tướng , Bộ Công an, Ban Nội chính Trung ương, Thanh tra Chính phủ.
"Yêu cầu tất cả cán bộ liên quan tạm dừng công việc để viết giải trình, và cam kết về chuyện có hay không nhận hối lộ, kể cả người đã chuyển công tác hoặc đã nghỉ hưu cũng phải giải trình. Nếu phát hiện cán bộ tham nhũng, tiêu cực như báo Nhật đã thông tin, sẽ xử lý nghiêm minh, bất kể người đó là ai", Bộ trưởng Thăng nhấn mạnh.
Ngay trong ngày 23/3, Bộ Giao thông Vận tải lập đoàn thanh tra, để thanh tra tất cả dự án có nhà thầu JTC đã tham gia, dừng việc giải ngân và rà soát các thủ tục giải ngân số tiền còn lại, dừng đàm phán giai đoạn 2A (đoạn Giáp Bát đến Ngọc Hồi) của dự án xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1).
Trước đó, vào ngày 21/3, nhiều tờ báo Nhật đồng loạt đưa tin về việc Chủ tịch Công ty tư vấn đường sắt JTC của Nhật khai đã hối lộ một quan chức Việt Nam 80 triệu yen (16 tỷ đồng) để đổi lấy việc trúng thầu dự án ODA. Trước cơ quan điều tra của Nhật, ông này đã khai các chi tiết như đưa tiền cho ai, đưa bao nhiêu, vào những thời điểm nào.
Ngày 12/11/2008 báo chí Nhật Bản đưa tin, các cựu lãnh đạo PCI thừa nhận trước tòa án Tokyo đã lót tay 820.000 USD cho một cán bộ quản lý các dự án ODA ở TP HCM.
3 tháng sau thời điểm trên, ông Huỳnh Ngọc Sĩ (56 tuổi, nguyên phó giám đốc Sở Giao thông công chính, nguyên giám đốc Ban quản lý dự án Đại lộ Đông - Tây và Môi trường nước TP HCM) và ông Lê Quả, cấp dưới của ông Sĩ bị bắt để điều tra. Bước đầu, công an phát hiện, điều tra về sai phạm trong quản lý tài chính trong việc cho PCI thuê văn phòng. 
Đến tháng 9/2011 ông Sỹ được Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM tuyên giảm án từ chung thân xuống còn 20 năm tù về tội Nhận hối lộ sau khi nộp 3 tỷ đồng, một phần tiền thu lợi bất chính. Ngoài vụ án này, ông Sĩ còn phải thi hành bản án 6 năm tù về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ do có sai phạm về tài chính trong quản lý dự án đại lộ Đông - Tây.
Bá Đô - Thanh Bình

Không có nhận xét nào: