Thứ Tư, 4 tháng 3, 2015

THÔI RỒI CÒN CHI ĐÂU BIỂN ĐÔNG!

Nhà cầm quyền VN còn lo đi định nghĩa lại kinh tế thị trường định hướng XHCN, còn lo thắt chặt tình hữu nghị và hợp tác toàn diện với Tàu cộng, bộ trưởng bộ quốc phòng còn e ngại dân chúng có tâm lí ghét Tàu cộng đưa đến nguy hiểm...thì bọn chúng đã tung hoành ở Biển Đông như là biển của cha ông chúng để lại.
Thôi rồi còn chi đâu Biển Đông.

Trung Quốc ngang ngược đăng toàn cảnh xây đảo đá Trường Sa

(Quan hệ quốc tế) - Trung Quốc đang nỗ lực thay đổi hiện trạng cả 6 bãi đá chiếm của Việt Nam, xây dựng các đảo nhân tạo, phục vụ âm mưu độc chiếm biển Đông.

Ngày 3-3, trang mạng Đông Phương của Trung Quốc đã đăng tải hàng loạt ảnh về quá trình cải tạo đất đá, xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc trên biển Đông tại 6 bãi đá Chữ Thập, Subi, Tư Nghĩa (Huy Gơ), Gạc Ma, Ga Ven, Châu Viên của Việt Nam, với diện tích tăng lên chóng mặt. (Ảnh đá Gạc Ma tháng 11-2014)
Ngày 3-3, trang mạng Đông Phương của Trung Quốc đã đăng tải hàng loạt ảnh về quá trình cải tạo đất đá, xây dựng đảo nhân tạo trái phép trên biển Đông tại 6 bãi đá Chữ Thập, Subi, Tư Nghĩa (Huy Gơ), Gạc Ma, Ga Ven, Châu Viên của Việt Nam, với diện tích tăng lên chóng mặt. (Ảnh đá Gạc Ma tháng 11-2014)
Ngay từ đầu năm 2014, các tàu vận tải Trung Quốc âm thầm chở sắt, thép, cát, xi măng ra cải tạo các đảo trên quần đảo Trường Sa, cố tình thay đổi hiện trạng ở biển Đông, vi phạm nghiêm trọng Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) ký với ASEAN năm 2002 và các quy định quốc tế khác. (Ảnh đá Châu Viên tháng 11-2014)
Ngay từ đầu năm 2014, các tàu vận tải Trung Quốc âm thầm chở sắt, thép, cát, xi măng ra cải tạo các đảo trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, cố tình thay đổi hiện trạng ở biển Đông, vi phạm nghiêm trọng Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) ký với ASEAN năm 2002 và các quy định quốc tế khác. (Ảnh đá Châu Viên tháng 11-2014)
Trung Quốc muốn mở rộng các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa nhằm biến các đảo trên biển Đông trở thành một đảo nhân tạo khổng lồ có cả sân bay, cảng biển cho tàu quân sự và dân sự, khu vực dân cư và du lịch. Tổng chi phí cho dự án lên đến 5 tỷ USD và cần 10 năm để hoàn thành. (Ảnh đá Chữ Thập tháng 11-2014)
Trung Quốc muốn mở rộng các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam do Trung Quốc chiếm giữ trái phép nhằm biến các đảo trên biển Đông trở thành một đảo nhân tạo khổng lồ có cả sân bay, cảng biển cho tàu quân sự và dân sự, khu vực dân cư và du lịch. Tổng chi phí cho dự án lên đến 5 tỷ USD và cần 10 năm để hoàn thành. (Ảnh đá Chữ Thập tháng 11-2014)
Ngay từ đầu năm 2014, các tàu vận tải Trung Quốc âm thầm chở sắt, thép, cát, xi măng ra cải tạo các đảo trên quần đảo Trường Sa, cố tình thay đổi hiện trạng ở biển Đông, vi phạm nghiêm trọng Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) ký với ASEAN năm 2002 và các quy định quốc tế khác. (Ảnh đá Châu Viên tháng 11-2014)
Hành động này đã được che dấu bằng hoạt động hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Trung Quốc tiến hành hút cát, cải tạo đất Một khi được hoàn thành, đây sẽ là bàn đạp để Bắc Kinh phô diễn sức mạnh quân sự nhằm uy hiếp các quốc gia đông nam Á xung quanh biển Đông. (Ảnh đá Tư Nghĩa - Huy Gơ tháng 11-2014)
Đồng thời, hiện nay thông tin trên mạng Trung Quốc còn cho biết, Bắc Kinh sẽ lần lượt gia cố và mở rộng 7 đảo đang kiểm soát, trong đó có 6 đảo đã chiếm đóng trái phép của Việt Nam năm 1988, bao gồm: Chữ Thập, Gạc Ma, Subi, Ga Ven, Châu Viên, Tư Nghĩa cùng với đá Vành Khăn (chiếm từ tay Philippines năm 1995). (Ảnh: đá Chữ Thập tháng 1-2015)
Đồng thời, hiện nay thông tin trên mạng Trung Quốc còn cho biết, Bắc Kinh sẽ lần lượt gia cố và mở rộng 7 đảo của Việt Nam do Trung Quốc chiếm giữ trái phép, trong đó có 6 đảo đã chiếm đóng trái phép của Việt Nam năm 1988, bao gồm: Chữ Thập, Gạc Ma, Subi, Ga Ven, Châu Viên, Tư Nghĩa cùng với đá Vành Khăn (chiếm từ tay Philippines năm 1995). (Ảnh: đá Chữ Thập tháng 1-2015)
  Trên bản đồ cải tạo của Viện nghiên cứu Nam Hải - Trung Quốc, diện tích của đá Subi đã tăng lên chóng mặt sau quá trình hút cái bồi lấp, từ diện tích khoảng 0,47 km vuông vào ngày 22/2/2015 đến khoảng 0,93 km vuông, tức là đã tăng gấp đôi chỉ trong vòng 5 ngày (27/2/2015).
Trên bản đồ cải tạo của Viện nghiên cứu Nam Hải - Trung Quốc, diện tích của đá Subi của Việt Nam do Trung Quốc chiếm giữ trái phép đã tăng lên chóng mặt sau quá trình hút cái bồi lấp, từ diện tích khoảng 0,47 km vuông vào ngày 22/2/2015 đến khoảng 0,93 km vuông, tức là đã tăng gấp đôi chỉ trong vòng 5 ngày (27/2/2015).
Hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy phía Trung Quốc đang ráo riết mở rộng đáng kể đá Gaven. Hình trái là một công trình Bắc Kinh xây dựng trên bãi đá Gaven thuộc quần đảo Trường Sa vào cuối tháng 3 năm ngoái. Trong hình phải vào cuối tháng 1 vừa qua, công trình này đã được nối với một đảo nhân tạo mới thông qua một con đường đắp cao.
Hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy phía Trung Quốc đang ráo riết mở rộng đáng kể đá Gaven. Hình trái là một công trình Bắc Kinh xây dựng trên bãi đá Gaven thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào cuối tháng 3 năm ngoái. Trong hình phải vào cuối tháng 1 vừa qua, công trình này đã được nối với một đảo nhân tạo mới thông qua một con đường đắp cao.
Hình ảnh vệ tinh chụp từ 14/8/2014 đến 1/2015 cho thấy bãi đá Tư Nghĩa (Huy Gơ trước đây) được cải tạo với tốc độ khá nhanh. Bắc Kinh cho dựng tại đây nhiều kết cấu mới như cầu tàu bốc dỡ hàng, nhà máy xi măng, đập ngăn nước...
Hình ảnh vệ tinh chụp từ 14/8/2014 đến 1/2015 cho thấy bãi đá Tư Nghĩa (Huy Gơ trước đây) của Việt Nam do Trung Quốc chiếm giữ trái phép, được cải tạo với tốc độ khá nhanh. Bắc Kinh cho dựng tại đây nhiều kết cấu mới như cầu tàu bốc dỡ hàng, nhà máy xi măng, đập ngăn nước...
Đảo Gạc Ma sẽ là khu căn cứ quân sự tổng hợp quy mô lớn trên biển Đông với diện tích 30 ha và có thể đón các tàu tải trọng lên tới trên 5.000 tấn và đường băng dài 1,6 km, đủ cất, hạ cánh các máy bay chiến đấu có tầm hoạt động hàng ngàn km. (Ảnh: Công trình mà Trung Quốc xây dựng trên đá Gạc Ma chụp vào tháng 6/2014).
Đảo Gạc Ma của Việt Nam do Trung Quốc chiếm giữ trái phép, sẽ là khu căn cứ quân sự tổng hợp quy mô lớn trên biển Đông với diện tích 30 ha và có thể đón các tàu tải trọng lên tới trên 5.000 tấn và đường băng dài 1,6 km, đủ cất, hạ cánh các máy bay chiến đấu có tầm hoạt động hàng ngàn km. (Ảnh: Công trình mà Trung Quốc xây dựng trên đá Gạc Ma chụp vào tháng 6/2014).
Hình ảnh chụp vào tháng 1/2015 tại đá Gạc Ma. Kiến trúc ban đầu được tích hợp vào một hòn đảo nhân tạo với nhiều công trình mới như cầu tàu, nhà máy xi măng.
Hình ảnh chụp vào tháng 1/2015 tại đá Gạc Ma của Việt Nam do Trung Quốc chiếm giữ trái pháp. Kiến trúc ban đầu được tích hợp vào một hòn đảo nhân tạo với nhiều công trình mới như cầu tàu, nhà máy xi măng.
Theo tin của truyền thông Trung Quốc, chính phủ nước này đã phê duyệt đề xuất xây dựng một đảo nhân tạo tại bãi đá ngầm Chữ thập, có diện tích lớn gấp đôi căn cứ quân sự Mỹ trên đảo Diego Garcia ở giữa Ấn Độ Dương, với đầy đủ các cơ sở thiết yếu giống như đảo Gạc Ma nhưng lớn hơn nhiều. (Ảnh đá Chữ Thập tháng 8-2014)
Theo tin của truyền thông Trung Quốc, chính phủ nước này đã phê duyệt đề xuất xây dựng một đảo nhân tạo tại bãi đá ngầm Chữ thập của Việt Nam do Trung Quốc chiếm trái phép, có diện tích lớn gấp đôi căn cứ quân sự Mỹ trên đảo Diego Garcia ở giữa Ấn Độ Dương, với đầy đủ các cơ sở thiết yếu giống như đảo Gạc Ma nhưng lớn hơn nhiều. (Ảnh đá Chữ Thập tháng 8-2014)
Tháng 8 năm ngoái, tại bãi đá Chữ Thập, Bắc Kinh mới chỉ xây dựng một công trình tương đối khiêm tốn. Hiện tại, bãi Chữ Thập đã biến thành một hòn đảo nhân tạo dài ít nhất 2,7 km, có khả năng đó là một đường băng và một trung tâm chỉ huy và điều khiển hoạt động của quân đội trong khu vực này. (Ảnh đá Chữ Thập tháng 2-2015)
Tháng 8 năm ngoái, tại bãi đá Chữ Thập của Việt Nam do Trung Quốc chiếm giữ trái phép, Bắc Kinh mới chỉ xây dựng một công trình tương đối khiêm tốn. Hiện tại, bãi Chữ Thập đã biến thành một hòn đảo nhân tạo dài ít nhất 2,7 km, có khả năng đó là một đường băng và một trung tâm chỉ huy và điều khiển hoạt động của quân đội trong khu vực này. (Ảnh đá Chữ Thập tháng 2-2015)
Âm mưu xây dựng phi pháp ở Trường Sa của Trung Quốc bằng cách dựng lên những hòn đảo chưa từng tồn tại trong tự nhiên, vừa nhằm phục vụ ý đồ tăng cường sức mạnh quân sự trên thực địa vừa muốn tạo sự đã rồi, để hợp lý hóa sự hiện diện trên các khu vực nước này cưỡng chiếm trên biển Đông. (Ảnh bản đồ các đảo, bãi đá Trung Quốc xâm chiếm của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa)
Âm mưu xây dựng phi pháp ở Trường Sa của Việt Nam do Trung Quốc chiếm giữ trái phép, bằng cách dựng lên những hòn đảo chưa từng tồn tại trong tự nhiên, vừa nhằm phục vụ ý đồ tăng cường sức mạnh quân sự trên thực địa vừa muốn tạo sự đã rồi, để hợp lý hóa sự hiện diện trên các khu vực nước này cưỡng chiếm trên biển Đông. (Ảnh bản đồ các đảo, bãi đá Trung Quốc xâm chiếm của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa)
Bắc Kinh hy vọng có thể dựa vào đó để đẩy mạnh các tuyên bố chủ quyền đơn phương và phi lý của mình nhằm độc chiếm biển Đông. Mục tiêu cuối cùng của Trung Quốc là nếu không đạt đến mức hợp pháp thì cũng phải kiểm soát được trên thực tế các vùng biển trong khu vực. (Ảnh đá Chữ Thập tháng 11-2014)
Bắc Kinh hy vọng có thể dựa vào đó để đẩy mạnh các tuyên bố chủ quyền đơn phương và phi lý của mình nhằm độc chiếm biển Đông. Mục tiêu cuối cùng của Trung Quốc là nếu không đạt đến mức hợp pháp thì cũng phải kiểm soát được trên thực tế các vùng biển trong khu vực. (Ảnh đá Chữ Thập tháng 11-2014)
Việc Bắc Kinh xây dựng cầu cảng và đường băng trên các đảo và bãi đá ở Trường Sa nằm trong một chiến lược lâu dài thực hiện giấc mộng trở thành một cường quốc biển trong tương lai. Đây là đường vươn ra biển lớn của Trung Quốc từ căn cứ Hải Nam xuống Hoàng Sa - Trường Sa, khống chế hoàn toàn biển Đông. (Ảnh đá Chữ Thập tháng 12-2014)
Việc Bắc Kinh xây dựng cầu cảng và đường băng trên các đảo và bãi đá ở Trường Sa của Việt Nam do Trung Quốc chiếm giữ trái phép,  nằm trong một chiến lược lâu dài thực hiện giấc mộng trở thành một cường quốc biển trong tương lai. Đây là đường vươn ra biển lớn của Trung Quốc từ căn cứ Hải Nam xuống Hoàng Sa - Trường Sa, khống chế hoàn toàn biển Đông. (Ảnh đá Chữ Thập tháng 12-2014)
Người phát ngôn của Bộ ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã từng lên tiếng đanh thép:
Người phát ngôn của Bộ ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã từng lên tiếng đanh thép: "Việt Nam cực lực phản đối hành vi này và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động xây dựng mở rộng trái phép, các hành động thay đổi hiện trạng, không để hành động tái diễn trong tương lai vì nó ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở biển Đông…".
Về vấn đề Bộ Ngoại giao Trung Quốc yêu cầu Việt Nam rút khỏi 29 đảo, bãi đá ở Trường Sa, ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia đã từng khẳng định: “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng khẳng định chủ quyền ở Trường Sa. Việt Nam đã quản lý, khai thác liên tục tại Trường Sa”.
Về vấn đề Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngang ngược yêu cầu Việt Nam rút khỏi 29 đảo, bãi đá ở Trường Sa, ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia đã từng khẳng định: “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng khẳng định chủ quyền ở Trường Sa. Việt Nam đã quản lý, khai thác liên tục tại Trường Sa”.
Ông Hải nhấn mạnh, đề nghị của Trung Quốc rất vô lý, Việt Nam kiên quyết bác bỏ đề nghị đó và khẳng định: "Trung Quốc đã dùng vũ lực xâm chiếm một số bãi ở Trường Sa nên chính Trung Quốc phải rút khỏi những đảo, đá họ đã dùng vũ lực xâm chiếm trái phép của Việt Nam năm 1988". (Ảnh đá Ga Ven tháng 11-2014)
Hành động củng cố và mở rộng trái phép các đảo, bãi đá mà Bắc Kinh chiếm đóng trái phép trên biển Đông là hành vi cực kỳ nguy hiểm, khiến tranh chấp chủ quyền mở rộng phạm vi và leo thang lên mức độ xung đột quân sự, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, ổn định và an ninh khu vực cũng như của toàn bộ châu Á. (Ảnh đá Châu Viên tháng 11-2014)
Hành động củng cố và mở rộng trái phép các đảo, bãi đá của Việt Nam mà Bắc Kinh chiếm đóng trái phép trên biển Đông là hành vi cực kỳ nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, ổn định và an ninh khu vực cũng như của toàn bộ châu Á. (Ảnh đá Châu Viên tháng 11-2014)
Thiên Nam/ĐẤT VIỆT

Không có nhận xét nào: