“Hiệp sĩ” xuất trận, lộ mặt thương lái
Các "hiệp sĩ" Đặng Như Quỳnh (ngoài cùng, bên phải) và Ngô Anh Tuấn (ngoài cùng, bên trái) trong cuộc giao lưu trực tuyến "Hiệp sĩ giải cứu dưa hấu Quảng Nam" với bạn đọc báo Lao Động. Ảnh: Hải Nguyễn
Chiến dịch "giải cứu dưa hấu" cho bà con nông dân ở hai tỉnh nằm trong nhóm nghèo của cả nước là Quảng Nam và Quảng Ngãi của các "hiệp sĩ" - đầu mối "cung - cầu" - của các nhóm thiện nguyện đã vào hồi kết. Những chuyến xe chở gần 200 tấn dưa cuối cùng rời Quảng Ngãi vào ngày 18.4.
Dòng sự kiện Giải cứu dưa hấu cho nông dân miền Trung
Và cũng ngày này, thương lái Trung Quốc đã phải xuất đầu lộ diện, phải mua cho bà con với giá là 3.200 đồng/kg. Hay tin từ "đầu cầu" Quảng Ngãi báo ra, "hiệp sĩ" Đặng Như Quỳnh sung sướng, gọi điện thông báo với tôi ngắn gọn "thành công rồi chị ơi".
Đặng Như Quỳnh cho biết: Dự kiến của nhóm chúng tôi là "giải cứu" cấp thời cho bà con Quảng Ngãi là 1.000 tấn dưa, đến thời điểm này chúng tôi đã cán đích con số đã đề ra.
Các "hiệp sĩ" đã trả lại "trận địa" cho thương trường vào đúng ngày 18.4, khi xuất hiện một số thương lái Trung Quốc, họ đã phải mua dưa của bà con với giá là 3.200 đồng/kg, cao hơn 200 đồng so với giá mà các nhóm "giải cứu" đã mua.
Thật lạ, mới chỉ dăm bảy ngày trước, thương lái chỉ mua cho bà con với giá 300 đồng đến 500 đồng/kg. Giá đã bèo, họ lại còn chơi trò kéo dài thời gian. Dưa thì đến ngày phải thu hoạch. Bà con nông dân rớt nước mắt vì dưa, muốn bán tống, bán tháo cũng chẳng thấy thương lái đâu...
Xin thay lời bà con Quảng Nam, Quảng Ngãi nói lời cảm ơn đến các "hiệp sĩ". Không thể tưởng tượng được, 11h trưa, Đặng Như Quỳnh "bay vèo" và có mặt ở cánh đồng dưa khảo sát thực tế để hình thành kế hoạch chuyển dưa, chưa đầy 23h đêm cùng ngày anh đã có mặt ở Hà Nội, để phân phối đi các địa phương, để huy động lượng phương tiện vận tải, miền Bắc thiếu, miền Trung không đủ, phải huy động từ miền Nam ra, để nhanh nhất.
Chỉ trong vòng 4 ngày mà "giải cứu" 1.000 tấn dưa hấu cho bà con Quảng Ngãi, quả là bái phục "hiệp sĩ" Đặng Như Quỳnh và các cộng sự của anh, các nhóm thiện nguyện đã nhanh chóng tiếp nhận để đưa dưa hấu đi các tỉnh xa tít tận biên giới.
Không thể không nhắc đến Trần Hữu Như Anh - người con đất Quảng lập nghiệp ở TP.Hồ Chí Minh - tạm gác công việc kinh doanh cả nửa tháng trời, về quê hương, là "đầu cầu" thu mua để vận chuyển ra Hà Nội.
Và một Ngô Anh Tuấn - vào tận Quảng Nam, Quảng Ngãi, cùng ăn, cùng ra đồng cắt dưa với bà con. Và một ý tưởng đầy táo bạo của chàng trai mới qua tuổi 30 - bán dưa giá tùy tâm.
Người dân ở thành Vinh, Hải Phòng, Hà Nội, Việt Trì, Phú Thọ... ngạc nhiên ở điểm bán dưa với dòng chữ trên tấm panô: Quỹ nối vòng tay lớn - sản phẩm dưa hấu tùy tâm với những hình ảnh người nông dân khóc vì dưa đầy ấn tượng.
"Giá tùy tâm" được các bạn công khai giá thu mua, giá vận chuyển và giá thành 1kg dưa và một bên là dòng chữ "giá tùy tâm". Người dân thấy lạ lẫm, rồi cũng thấu hiểu được mục đích của quỹ "nối vòng tay lớn", người thì trả đúng giá thành, người thì thêm "chút đồng" gọi là công đức - giúp bà con của mình, tiền được người mua bỏ vào thùng có khóa, người thì để lại tên, số điện thoại và số tiền đã mua, nhưng cũng có người lại... lặng lẽ ôm dưa đi...
Không thể không nhắc đến Trần Hữu Như Anh - người con đất Quảng lập nghiệp ở TP.Hồ Chí Minh - tạm gác công việc kinh doanh cả nửa tháng trời, về quê hương, là "đầu cầu" thu mua để vận chuyển ra Hà Nội.
Và một Ngô Anh Tuấn - vào tận Quảng Nam, Quảng Ngãi, cùng ăn, cùng ra đồng cắt dưa với bà con. Và một ý tưởng đầy táo bạo của chàng trai mới qua tuổi 30 - bán dưa giá tùy tâm.
Người dân ở thành Vinh, Hải Phòng, Hà Nội, Việt Trì, Phú Thọ... ngạc nhiên ở điểm bán dưa với dòng chữ trên tấm panô: Quỹ nối vòng tay lớn - sản phẩm dưa hấu tùy tâm với những hình ảnh người nông dân khóc vì dưa đầy ấn tượng.
"Giá tùy tâm" được các bạn công khai giá thu mua, giá vận chuyển và giá thành 1kg dưa và một bên là dòng chữ "giá tùy tâm". Người dân thấy lạ lẫm, rồi cũng thấu hiểu được mục đích của quỹ "nối vòng tay lớn", người thì trả đúng giá thành, người thì thêm "chút đồng" gọi là công đức - giúp bà con của mình, tiền được người mua bỏ vào thùng có khóa, người thì để lại tên, số điện thoại và số tiền đã mua, nhưng cũng có người lại... lặng lẽ ôm dưa đi...
Kết thúc ngày bán, các bạn mời tổ trưởng tổ dân phố nơi có điểm bán đến mở khóa và kiểm tiền. Số tiền bà con công đức qua "giá tùy tâm" theo Ngô Anh Tuấn: Khi phát động chương trình, chúng tôi đã xác định toàn bộ lợi nhuận sẽ đi giúp những gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn ở gần các điểm thu mua nhất, trong đó có gia đình đôi vợ chồng có cháu bé bị chết đuối khi bố mẹ vớt dưa. Chúng tôi sẽ nhờ Quỹ Tấm Lòng Vàng Lao Động trực tiếp trao quà cho các gia đình đó.
Các "hiệp sĩ" dưa hấu Đặng Như Quỳnh, Trần Hữu Như Anh, Ngô Anh Tuấn - các bạn đã làm được một điều được xã hội đánh giá cao, đó là "đột phá", khơi luồng những "ách tắc" trong lưu thông nông sản cho bà con nông dân mà bấy lâu nay dường như bỏ ngỏ thị trường tiêu thụ trong nước.
Sự kiện các thương lái Trung Quốc phải xuất hiện mua giá cao cho bà con nông dân chính là câu trả lời cho sự thành công của chiến dịch "giải cứu" dưa hấu của các "hiệp sĩ" - các anh chính là những "hiệp sĩ" trong lòng bà con nông dân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét