Trong khi các thùng rỗng do chế độ nầy sản sinh ra:
LẠI NHỨT CƯ
Những vĩ nhân của chế độ nầy thường có những điểm giống nhau: Phải là nhà khoa học thế giới kiêm nhà thơ lớn kiêm nhà soạn nhạc vĩ đại...kiêm nhà doang nghiệp giàu có, mà hình như cái nhà cuối cùng nầy nó làm ra các nhà kia. Và quan trọng nhất là tác phẩm của họ phải đạt hạng nhất thế giới về...kích cỡ. Đó là tui muốn nói đến hai "vỉ nhân" tiêu biểu: Thánh thơ Hoàng Quang Thuận và thánh nhạc Lê Văn Tuấn (còn có tên là nhà văn lớn Mark Lê Twain). Tác phẩm của vỉ đầu là tập thơ nặng nhất thế giới, tác phẩm của vỉ sau là tập nhạc lớn nhất Châu Á.
Thì cũng những người Việt mình thực sự làm nên công trạng và thành đạt ở nước ngoài:
BÀI HỌC ĐÁNG GIÁ
Đây là câu chuyện cô Nguyễn Cao Kỳ Duyên – MC của chương trình Thúy Nga Paris By Night – kể trên Facebook, cô nói là một bài học đáng giá, nhưng thật ra là rất nhiều bài học đáng giá và đáng suy nghĩ, chia sẻ với các bạn:
“Cuối tuần qua quay Paris By Night "Tôi Là Người Việt Nam 2" , tôi được gặp bao nhiêu nhân tài người Việt xuất sắc vượt trội trong mọi lãnh vực từ khoa học kỹ thuật đến nghệ thuật, nhưng có một điểm trùng hợp là ai cũng rất khiêm nhường.
Ví dụ như ông Trịnh Tiến Tinh (ảnh) người đã sáng chế ra máy "Dưỡng Sinh Động" ("Rotating Wall Bioreactor") đã được giải "NASA's Inventor of The Year 1992" ("Người sáng chế giỏi nhất năm 1992"), nhưng mãi tới năm 2011 sau khi kiểm định lại tất cả các phát minh trong thập niên, NASA mới chính thức đưa tên ông vào NASA's Hall of Fame, một vinh dự hiếm quý trong đời người. Thế mà sau khi phỏng vấn trên sân khấu PBN, ông Tinh ái ngại xin anh Ngạn cho phỏng vấn lại. Lý do? Vì anh Ngan dùng chữ "Khoa Học Gia" khi giới thiệu ông. Ông cứ áy náy đi theo hỏi "Anh Ngạn à... anh dùng chữ 'khoa học gia' nghe to lớn quá, mình có gì đâu, nói vậy có vẻ khoe khoang quá...". Anh Ngạn quay lại hỏi "Dùng từ đó là đúng rồi, nhưng nếu anh không thích thì anh muốn tôi gọi bằng gì?". Ông Tinh cười hiền hòa lắc đầu "Tôi... tôi... cũng không biết...".
Trung tá Thomas Nguyễn, người đã có bằng cử nhân tại West Point (học viện quân sự hàng đầu tại Mỹ) và bằng tiến sĩ về lãnh đạo, cuộc đời binh nghiệp của anh đã đưa anh đi khắp nơi trên thế giới từ Iraq đến Afghanistan. Anh đã được nhiều huy chương anh dũng như Meritorious Service Medal, Army Commendation Medal, Army Achievement Medal...v.v. Thế mà khi bàn chuyện với anh để nói trên sân khấu, tôi định hỏi về trường học nổi tiếng West Point thì anh lắc đầu ngượng ngùng "Thôi... thôi... đừng nói về học vấn...". Tôi đổi đề tài "Hay là nói về việc làm của anh?". Anh lại lắc đầu "Đó là bí mật quân sự... không thể nói...". Tôi tần ngần một lúc rồi chợt thấy trên áo quân phục của anh có gắn rất nhiều chương "Hay là nói về những huy chương này, làm sao anh có được?". Lúc này thì anh càng lúng túng và mặt đỏ lên: "Oh... No... No... mấy cái này ai cũng có, không có gì đặc biệt, đừng nói đến". Cuối cùng câu hỏi duy nhất anh đồng ý cho tôi hỏi là "Tại sao anh đi lính?".
Đinh Xuân Anh Tuấn vừa là một bác sĩ, một thầy giáo và một nhà nghiên cứu học, khi anh Ngạn hỏi ông "Ông vừa là một bác sĩ vừa là một nhà giáo vậy ông muốn tôi xưng bác sĩ hay giáo sư?", ông điềm đạm trả lời "Thưa anh Ngạn, tôi chỉ là một bác sĩ khi đứng trước bệnh nhân và một giáo sư khi đứng trước học trò, còn ở đây anh cứ gọi bằng tên thường được rồi".
Những người trên chỉ là ví dụ điển hình. Các khách mời khác trong chương trình cũng rất khiêm tốn và nhã nhặn. Tôi nghĩ có lẽ vì càng lên cao họ càng thấy ngoài vòm trời này còn vòm trời khác, ngoài nhân tài này còn nhân tài khác”.
Nguyễn Trường Uy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét