Trang Nguyễn Tấn Dũng.org và trang Trương Tấn Sang.net đã đăng bài góp ý của ông NguyễnThu Giang, nguyên Phó GĐ Sở Tư Pháp Tp.HCM về “QUY CHẾ BẦU CỬ ỨNG CỬ TẠI ĐẠI HỘI 12 ĐCSVN THEO QUYẾT ĐỊNH 244-QĐ/TW”. Bài nầy mới đây đã đăng trên các báo lề dân như Ba Sàm, Bô Xít, Dân Quyền, Huỳnh Ngọc Chênh....Nay hai trang Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang đăng lại với lời dẫn rất trân trọng.
Được biết quyết định 244 đưa ra trước đại hội 12 nhằm vô hiệu hóa mọi quyền tự do bầu cử, ứng cử, đề cử của đảng viên. Nội dung quyết định đó quy định rằng đảng viên không được quyền tự ra ứng cử, không được quyền đề cử người khác cũng như không được quyền chấp nhận sự đề cử của người khác, điều ấy có nghĩa là đảng ủy cấp trên và đảng ủy cũ mới có quyền chỉ định người ra ứng cử vào đảng ủy mới, đại hội chỉ bầu những người đã được chỉ định, không được phép đề cử thêm bất kỳ ai. Quy định nầy điều chỉnh từ cấp đảng ủy cơ sở lên đến ban chấp hành trung ương, lên đến bô chính trị. Như vậy bộ chính trị cũ sẽ quyết định nhân sự bộ chính mới và cùng ban chấp hành cũ quyết định nhân sự cho ban chấp hành mới...
Ông Nguyễn Thu Giang đã cho rằng quyết định đó "đã thu hẹp dân chủ, tăng cường tính tập trung đến mức vi phạm quyền tự do bầu cử, ứng cử của “ công dân đảng viên” mà quyền này là quyền tự do sơ đẳng mà Đảng đã quy định từ khi mới thành lập. Không thể nói khác hơn: Dân chủ trong Đảng đã bị quyết định 244/QĐ/TW thủ tiêu thay bằng độc đoán, chuyên quyền vi phạm Điều lệ Đảng của thế lực đang cầm quyền trong Đảng.
Góp ý “Quy chế bầu cử ứng cử Đại hội 12” theo Quyết định 244-QĐ/TW
(Bạn đọc) - “Điều lệ Đảng là luật tối cao đảm bảo tính nghiêm minh, dân chủ của Đảng, nhưng chính Điều: 13, 14, 17, 19 của quyết định 244/QĐ/TW đã thu hẹp dân chủ, tăng cường tính tập trung đến mức vi phạm quyền tự do bầu cử, ứng cử của “công dân đảng viên” mà quyền này là quyền tự do sơ đẳng mà Đảng đã quy định từ khi mới thành lập. Không thể nói khác hơn: Dân chủ trong Đảng đã bị quyết định 244/QĐ/TW thủ tiêu thay bằng độc đoán, chuyên quyền vi phạm Điều lệ Đảng”
Căn cứ Thông báo kết luận số 194-TB/TW ngày 05/02/2015 của Bộ Chính trị về việc thảo luận, lấy ý kiến đóng góp vào các văn kiện Đại hội XII của Đảng. Thời gian vừa qua, hòa trong không khí các tầng lớp nhân dân tham gia đóng góp ý kiến, Ban biên tập cũng đã nhận được nhiều ý kiến hay của nhân dân.
Dưới đây BBT xin giới thiệu ý kiến đóng góp rất tâm huyết của ông NguyễnThu Giang, nguyên Phó GĐ Sở Tư Pháp Tp.HCM về “QUY CHẾ BẦU CỬ ỨNG CỬ TẠI ĐẠI HỘI 12 ĐCSVN THEO QUYẾT ĐỊNH 244-QĐ/TW”
———————–
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 06 năm 2015
Kính gửi:
- Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
- Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
- Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
- Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Tôi là đảng viên, nguyên Phó Giám đốc Sở Tư Pháp Tp/HCM – sau khi nghiên cứu “QUY CHẾ BẦU CỬ, ỨNG CỬ TRONG ĐẢNG“ (Ban hành kèm theo Quyết định số 244-QĐ/TW, ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI). . . nhận thấy Bản Quy chế này có nhiều sai phạm, sẽ làm lệch lạc kết quả bầu cử, ứng cử tại ĐH12, vì vậy với trách nhiệm đảng viên, tôi xin góp ý như sau:
1. Quyết định 244-QĐ/TW thủ tiêu dân chủ trong Đảng vi phạm nghiêm trọng Điều lệ của ĐCSVN
Điều lệ Đảng là luật tối cao đảm bảo tính nghiêm minh, dân chủ của Đảng, nhưng chính Điều: 13, 14, 17, 19 của quyết định 244/QĐ/TW đã thu hẹp dân chủ, tăng cường tính tập trung đến mức vi phạm quyền tự do bầu cử, ứng cử của “ công dân đảng viên” mà quyền này là quyền tự do sơ đẳng mà Đảng đã quy định từ khi mới thành lập. Không thể nói khác hơn: Dân chủ trong Đảng đã bị quyết định 244/QĐ/TW thủ tiêu thay bằng độc đoán, chuyên quyền vi phạm Điều lệ Đảng của thế lực đang cầm quyền trong Đảng. Xin dẫn chứng như sau:
a. Điều 13: Việc ứng cử, đề cử của cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư
Khoản 1- “Cấp ủy viên cấp triệu tập đại hội không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do cấp ủy đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của cấp ủy”.
Quy định này là tước quyền ứng cử, đề cử của đảng viên, vi phạm quyền của đảng viên, trái với Điều 3 của điều lệ Đảng: Đảng viên có quyền: “Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban chấp hành TW”. “Theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương” có nghĩa là BCHTW quy định, hướng dẫn việc tổ chức bầu cử chứ BCHTW không có quyền tước quyền ứng cử, đề cử của đảng viên mà Điều lệ Đảng đã minh định.
Khoản 2- “Ở các hội nghị của ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do ban thường vụ cấp ủy đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của ban thường vụ cấp ủy”.
“Ở các hội nghị BCH”, có thể hiểu là của “cấp ủy mới”. Trong phiên họp đầu tiên chưa bầuBan thường vụ (BTV) mới. Vậy “ủy viên ban thường vụ” ở đây chỉ có thể là của cấp ủy cũ: không được ứng cử, nhận đề cử nếu BTV cấp ủy cũ không đề cử. Rõ ràng BTV cấp ủy cũ (chứ không phải cấp ủy mới) quyết định chức vụ đảng của đồng chí này? Như vậy là đã tước quyền của cấp ủy mới. Đó là điều bất hợp lý.
Khoản 3 – “Ở các hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do Bộ Chính trị đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của Bộ Chính trị”.
Tương tự như phân tích ở trên, các đ/c Ủy viên BCT, Ủy viên BBT cũ không được ứng cử, nhận đề cử để bầu BCT, BBT mới nếu không có trong danh sách đề cử của BCT, BBT cũ!? Quy định này là tước quyền của Ban chấp hành trung ương mới. Đó cũng là điều bất hợp lý.
Hệ quả:
– Loại bỏ đảng viên tốt, tích cực đấu tranh với những sai trái, không đồng tình với “lợi ích nhóm”, dễ bị “cấp ủy, BTV cũ”, tẩy chay, loại bỏ.
– Thủ tiêu đấu tranh. Vì để được cấp ủy, BTV cũ đưa vào danh sách đề cử cấp ủy mới, các ủy viên này phải “vuốt ve” tập thể cấp ủy, BTV cũ. Đừng đấu tranh với những sai trái của họ, đừng làm mất lòng họ…. Một tổ chức đảng thủ tiêu đấu tranh thì còn kém hơn tổ chức quần chúng…
– Quy định này, Ban thường vụ cũ trở thành cấp trên của Ban chấp hành mới. Đây là điều trái quy định về tổ chức Đảng, Ban thường vụ không phải là cấp trên của cấp ủy cùng cấp.
Quy định này lộ rõ ý đồ Bộ chính trị, Ban Bí thư của Ban Chấp hành trung ương cũ đối với các cá nhân ủy viên BCH, BBT. Một ví dụ cụ thể, Đồng chí X, ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, không được Bộ Chính trị khóa XI giới thiệu đề cử để bầu vào Bộ Chính trị khóa XII thì đồng chí X cũng không được ứng cử, không được nhận đề cử để bầu vào Bộ Chính trị khóa XII. Ban chấp hành trung ương khóa XII chỉ nhìn đồng chí X với nỗi niềm tiếc nuối mà thôi. Xưa nay, Điều lệ Đảng quy định rất rõ : Quyền của Đại hội là quyền quyết định tối cao. Thế mà nay theo quyết định 244/QĐ/BCHTW thì thẩm quyền tối cao của Đại hội bổng dưng bị biến mất , tại sao lạ vậy ?
Rõ ràng, Quy định này cho thấy cấp ủy, Ban thường vụ cũ sắp hết nhiệm vụ nhưng vẫn tìm cách cố tình chi phối, lũng đoạn cấp ủy mới!
b. Điều 14. Ứng cử, đề cử làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên trực tiếp
- Khoản 2: “Ở đại hội đại biểu, chỉ đại biểu chính thức mới được ứng cử, đề cử đại biểu chính thức ở đại hội cấp mình để đại hội bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên”.
Quy định này quá cứng nhắc, dễ xảy ra tình trạng: một số đảng viên biến chất vì lợi ích nhóm ở các cấp thấp đã loại người tài, người tốt ra ngoài danh sách bầu Đại biểu dự Đại hội cấp trên thì thiệt thòi cho Đảng quá.
- Khoản 3 : “Đoàn chủ tịch đại hội đề cử nhân sự do cấp ủy triệu tập đại hội chuẩn bị để đại hội bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên”.
Cấp ủy triệu tập chuẩn bị nhân sự là làm cái gì? Đoàn Chủ tịch đại hội đề cử là như thế nào? Có phải cấp ủy triệu tập chuẩn bị danh sách nhân sự để Đại hội bầu đại biểu dự Đại hội cấp trên và Đoàn Chủ tịch đại hội đề cử là chỉ làm động tác công bố danh sách mà cấp ủy triệu tập đã chuẩn bị? Nếu đúng như vậy thì quyền cấp ủy cũ quá lớn và dễ dẫn đến phủ định cả khoản 2 ở trên. Ngoài ra, khoản 3 này trái với khoản 3 Điều 16: “Đại hội (hội nghị) thảo luận và biểu quyết lập danh sách”.
c. Điều 17: Khoản 1:
“…Người bầu cử nếu không bầu cho ai trong danh sách bầu cử thì gạch giữa cả chữ họ và tên của người mà mình không bầu.
Trường hợp danh sách bầu không có số dư, phiếu bầu được chia làm 4 cột là: số thứ tự; họ và tên; đồng ý; không đồng ý. Người bầu cử đánh dấu X vào ô đồng ý hoặc ô không đồng ý tương ứng với họ và tên người trong danh sách bầu cử”.
Quy định như vậy là trùng lặp và lẫn lộn. Ở trên bảo gạch giữa họ tên người không bầu. Ở dưới lại còn đánh dấu X cột không đồng ý !? Có cần thiết phải làm 2 lần như vậy không?
Khoản 2: “…phiếu bầu nhiều người mà không có số dư, người bầu cử đánh dấu X vào cả hai ô (đồng ý và không đồng ý) hoặc không đánh dấu X vào cả hai ô (đồng ý và không đồng ý).
Quy định như vậy là chưa rõ ràng. Phải quy định như thế này mới chính xác: “Bầu cho người nào thì đánh dấu X vào cột đồng ý. Không bầu thì đánh dấy X vào cột không đồng ý”. Quy định như thế mới rõ ràng. Vì phiếu hợp lệ không thể là phiếu vừa đồng ý vừa không đồng ý, hoặc không có chính kiến gì (không đánh dấu X nào hết). Hơn nữa đoạn này tác giả (Tổng Bí thư) quên chuyện “gạch giữa cả họ và tên của người mà mình không bầu?!”
d. Điều 19: Khoản 10: “ Đại hội đảng bộ từ cấp cơ sở đến đảng bộ trực thuộc Trung ương, nếu thực hiện việc bầu trực tiếp chức danh bí thư thì sau khi bầu cử cấp ủy, tiến hành lấy phiếu giới thiệu của đảng viên hoặc đại biểu của đại hội đối với chức danh bí thư; tổng hợp phiếu giới thiệu, báo cáo với cấp uỷ cấp trên trước khi tiến hành bầu cử chức danh bí thư. Sau khi cấp uỷ cấp trên có ý kiến chỉ đạo mới tiến hành bầu cử chức danh bí thư”.
Bầu Bí thư là việc của chi bộ, đảng bộ, cấp ủy … bầu người đại diện cho mình lấy từ trong danh sách cấp ủy vừa trúng cử, sao lại còn xin ý kiến cấp ủy cấp trên? Trường hợp đa số đại biểu đại hội có ý định chọn đồng chí cấp ủy viên (hoặc ủy viên ban thường vụ) A, mà cấp ủy cấp trên chọn đồng chí B. Khi ấy “vận động” nếu không muốn nói là “ép buộc” các đại biểu bầu cho đồng chí B. Thật là không hay ho chút nào! Trường hợp xấu hơn, Đại hội vẫn không bầu cho đồng chí B, mà bầu đồng chí A thì xử lý thế nào?
2. Kết luận và kiến nghị:
Qua phân tích trên đây cho thấy quyết định 244-QĐ/TW có nhiều sai phạm:
- Vi phạm Điều 3 Điều lệ Đảng, triệt tiêu quyền của đảng viên.
- Vi phạm thẩm quyền của cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc (k2 Đ9 Điều lệ Đảng). Tước quyền quyết định của Đại hội về nhân sự khóa mới của Đảng.
- Biểu hiện sự áp đặt ý chí của cá nhân (ủy viên), hoặc của bộ phận nhỏ (Bộ chính trị, Ban Bí thư, Ban thường vụ, cấp ủy) sắp hết nhiệm kỳ cố tình chi phối, khuynh đảo nhân sự của Đại hội. Đây là biểu hiện của vấn nạn “lợi ích nhóm” và tham quyền cố vị.
- Tính dân chủ trong Đảng càng bị thủ tiêu, đi ngược lại với xu hướng của thời đại.
Kiến nghị:
Vì trách nhiệm Đảng viên, tôi xin kiến nghị với Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ban Chấp hành Trung ương nhanh chóng có quyết định hủy bỏ Điều 13, chỉnh sửa các điều 14, 17, 19 (QĐ 244/QĐ/BCH TW) như đã phân tích ở trên để Đại hội thật sự dân chủ, trong sáng, văn minh.
Đảng viên góp ý văn kiện ĐH12 ký tên:
Nguyễn Thu Giang ( Đã ký )
Nguyễn Thu Giang ( Đã ký )
Thời điểm Đại Hội 12 đầu năm 2016 sắp tới đòi hỏi chúng ta phải nói thẳng, nói thật, nói hết với quảng đại quần chúng, với toàn thể đảng viên, với niềm hy vọng xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, đôc lâp, dân chủ và giàu mạnh.
Bạn đọc Nguyễn Thu Giang
(Theo Truongtansang.net)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét