Pages

Thứ Năm, 5 tháng 3, 2015

200 NĂM VẪN MỘT NÀNG KIỀU


1. Đặng Thuỳ Trâm đã viết trong nhật ký của mình đại ý rằng: Trên mảnh đất miền Nam hầu như không lúc nào ngưng tiếng súng nổ này, 100% các gia đình đều có tang tóc, chết chóc đau thương đè nặng lên mỗi người dân. Vậy mà, ở giữa cái nơi sự "gian nan, chết chóc, hy sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm" ấy, có những người lính như chị nằm dưới công sự nghe giặc đào ở trên mà vẫn kể cho nhau nghe chuyện về anh chàng Pavel Corsaghin trong "Thép đã tôi thế đấy". – Vâng, Pavel Corsaghin một sản phẩm của nước Nga xô viết một thời đã được PR thành công tới mức "Thép đã tôi thế đấy" trở thành quyển sách gối đầu giường bao thế hệ thanh niên. - “Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người....” lời nầy của Pavel được gieo rắc như một ý thức hệ cổ xúy bao thế hệ Paven made in Vietnam lao vào cuộc chơi chém giết đồng loại một cách dửng dưng, điên cuồng và tự hào !.

Từ đó những hình tượng hình mẫu được dựng lên và hô hào nhằm tạo nên những bầy thiêu thân lao vào đóm lửa chập chờn rồi chết. Chết hết rồi, chết nhiều lắm, nhiều đến độ không ai biết là bao nhiêu…tất cả chỉ còn vất vưởn trên các bảng tên đường, tên trường học một cách khiêng cưởng, khiêng cưởng như lấy tên Nguyễn đình Chiểu-một người mù- đặt tên cho xưởng làm phim; trường đại học lấy tên một người chưa từng biết cắp sách đến trường; và có cả một nhà xuất bản chính thống bề thế mang tên là Sự Thật nơi phát hành và phổ biến những điều mà bây giờ cả thế giới công nhận và lên án là dối trá, phi nhân, gây đau khổ và cản bước tiến nhân loại. Tất cả được dựng lên như những màn kịch bi hài vội vả, và vở kịch nào rồi cũng tới lúc phải hạ màn, hạ màn với cảnh cuối rất ấn tượng: một ông rất phương phi dập cái trán hói xuống nền xi măng cái rầm với sợi dây thừng còn tròng trên cổ…
Trải qua bao cuộc bể dâu, máu đỏ đồng, xương trắng núi…để làm chi khi rốt cuộc rồi thì chỉ còn có một nền văn hóa đâm trâu chém lợn, ghét nhau ném đá vỡ đầu nhau ra…”nhân sĩ” đến độ bách niên giai lão vẫn cố dành chút hơi sót theo đóm ăn tàn. Già mất nết !.
2. Ngẫm về văn hóa, mò tìm một cái biểu tượng cho nó quả là: bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi…đi đâu loanh quanh rồi cũng trở về Nguyễn Du-Nàng Kiều của chúng ta. Mà có khi đúng thế thật !!!
Mỗi ngày ra đường gặp nhan nhãn những Kim Trọng, anh trí thức không có chính kiến gì cụ thể nhưng chuyện gì cũng bàn, kiểu gì cũng ý kiến bất kể đúng sai. Bàn về một anh Từ Hải hiện đại: Từ Hốt Hết mới chết một cách thãm thương, vì hăm hở nghe theo lời đường mật của anh họ Hồ mà:
Bó thân về với triều đình,
Hàng thần lơ láo phận mình ra đâu?
Một đời được mấy anh hùng ?, Phong trần mài một lưỡi gươm…chưa chém được con sâu nào đã mang họa vào thân, phải trả giá đắt cho cuộc chơi hạ thủ bất quờn. Biết làm sao được: Romeo must die ! - Xuất thân từ cái xứ mà mười người có mười hai người làm thơ mà để điều đáng tiếc xảy ra vì không nhuần thơ cụ Nguyễn:
Sao bằng riêng một biên thùy.
Sức nầy đã dễ làm gì được nhau !
Bàn về những tên Sở Khanh, không chỉ những tên khoe mẽ dụ gái rồi quất ngựa truy phong mà là những tên Sở Khanh chính trị đông nhung nhúc, là những chuyên gia đặt điều, hứa hẹn, vẽ vời đủ kiểu công bằng đủ cảnh thần tiên để rồi dắt cả một đất nước mang vác gánh gồng xương máu và lịch sử mấy ngàn năm đi vào một ngỏ cụt tăm tối và còn bắt người ta phải cuối đầu tung hô họ. đúng là:
Khéo là mặt dạn, mày dày,
Kiếp người đã đến thế này thì thôi!
đứng trên bao nhiêu là sinh linh lầm than mà họ thì vẫn:
Thoát trông nhờn nhợt mầu da
Ăn gì cao lớn đẫy đà làm sao !
Vẫn nhởn nhơ sống và rất đổi tự hào khoe mẽ mình trong những cái cung điện sang giàu một cách tự tin và bất chấp đến không ngờ !. đã vậy, ai mà ý kiến ý cò kêu rêu thì ngay lập tức:
Người nách thước, kẻ tay đao;
Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi.
Và bọn đầu trâu mặt ngựa nầy có thể túm bạn về đồn vì bắt quả tang bạn đang ị trong toa lét nhà mình !!??.
Bàn tới bàn lui, nhưng nhân vật chính vẫn là những Nàng Kiều. Những nàng Kiều là chị là em, là con cháu chúng ta từ đầu bãi cuối sông, trong nhà ngoài phố, từ Sài Gòn ra Hà Nội lên cao nguyên, từ đài Loan tới Hàn Quốc…mang thân phận làm Kiều giờ không phải bán mình để chuộc cha (Bây giờ cha chung không ai khóc,,) mà để chuộc lấy cái thân phận làm người đạ bị mang đi thế chấp, chuộc lấy cái sự tồn tại mong manh còn lại chút ít sau khi bị đánh cắp phôi pha gần hết bởi những con buôn quyền năng và dốt nát trong một thời gian dài. Các nàng không hề biết Nguyễn Du là ai, Trọng Lú là cha nội nào và có khi không biết tới cả Thúy Kiều (dù rằng có rất nhiều em tên Kiều ), tất cả lao vào cuộc mưu sinh với câu hát nằm lòng: “ Tôi xin người cứ gian dối, nhưng xin người đừng xù bo tôi..” và những tên sở-khanh-lú hòa theo: “Tôi xin người cứ gian dối, nhưng xin người đừng lìa xa tôi…ứ.. ư..”.- Cần phải tin một điều: Phụ nữ luôn có sẵn trong suy nghĩ những yếu tố bền vững, trong một hoàn cảnh và tình thế nhất định phụ nữ luôn có sự lựa chọn tối ưu nhất, họ cần vui vẽ cảm thông và không cần ai thương xót hảo huyền. Họ có cách tính toán đơn giản nhưng cực kỳ chính xác, ví dụ như: “ Chẵng lẽ bây giờ mà cứ ru rú dưới quê lấy một thằng chồng lè nhè sáng say chiều xỉn rồi suốt ngày cứ lội bùn ngâm xuống sình cho… thúi hẻo à !!“- Các Kim Trọng, Thúc Sinh nghe ra chưa ?!, Hẻo mà thúi thì thế giới nầy sụp đổ ngay lập tức !!. Và luôn nhớ rằng chớ có: hứa cho nhiều rồi lại…thôi !!
Cuối cùng khi tái hồi Kim Trọng, lúc đó thì:
Bấy chầy dãi nguyệt dầu hoa,
Mười phần xuân có gầy ba bốn phần.
Anh Trọng ơi ! thú thiệt bây giờ đồ đạc của em hỏng gần hết rồi nhưng vì tình xưa nghĩa cũ em vẫn còn yêu anh ! – Chàng Trọng lắp bắp: OK..OK..No problem…it’s free, it’s OK..!!, miển sao không có mụ Tú ngồi lấy xâu là đều tốt cả..- Kết câu chuyện đoạn trường ai oán của mình cụ Nguyễn muốn tạo nên một kết cuộc có hậu, nhưng đó có thực sự là một happy-end hay không thì xin miển bàn, chuyện gì khó quá cho qua !.
Có cái còn khó hơn mà muốn cho qua không được. đôi khi thấy mình có khác gì một anh Thúc Sinh ba phải: “ra đường thấy gái thì ham, thấy trai thì nhậu thấy chùa muốn tu !” và về đến nhà vừa hé cửa thì thấy ngay một mụ Hoạn Thư chờ sẳn là điều chắc chắn…
3. Cuốn theo chiều gió - Gone with the wind- xuất bản lần đầu năm 1936, là một cuốn tiểu thuyết tình cảm của Margaret Mitchell, người đã dành giải Pulitzer với tác phẩm này năm 1937. Câu chuyện được đặt bối cảnh tại Georgia và Atlanta, miền Nam Hoa Kỳ trong suốt thời kỳ nội chiến và thời tái thiết. Tác phẩm xoay quanh Scarlett O'Hara, một cô gái miền Nam đầy sức mạnh, phải tìm mọi cách để sống sót qua chiến tranh và vượt lên cuộc sống khó khăn trong thời hậu chiến.
Scarlett: “ Tình yêu, tiền bạc, sự nghiệp tất cả đều phải tự làm ra và dành lấy, không chờ ai mang đến cho mình cả…”- Với quan niệm sống nầy, ngay lập tức Scarlett hầu như đã đặt dấu chấm dứt một thời kỳ dài nước Mỹ thiếu vắng một biểu tượng văn hóa, một biểu tượng cô đọng tạo thành những ước vọng, những suy nghĩ, chỉ ra cách hành động và lối sống rất Mỹ.
Ông Tố Như ơi ! ông mồ yên mả đẹp 190 năm rồi, chữ nghĩa ông viết ra vẫn còn đó, vẫn mãi là những viên ngọc lấp lánh rất đáng trân trọng, những viên ngọc được dát lên một câu chuyện mà theo ông thì “ mua vui cũng cũng được một vài trống canh”, người ta bây giờ chắc không ai còn khóc ông nữa nhưng câu chuyện đoạn trường của ông về nàng Kiều như một thứ tiên tri định mệnh đeo đuổi đám con cháu ông làm cạn khô nước mắt vì cái vận mệnh nổi trôi dai dẵng và không còn giọt nào dành cho ông đủ 300 năm đâu !.
Nói tới ông mà kết bằng một câu của ai đó xa lắc có khi là điều không phải phép, nhưng biết làm sao được thế giới bây giờ phẳng hơn thời ông rất nhiều.
Lúc sắp lìa đời, nhìn lại cuộc đời sóng gió của mình, Scarlett thốt lên: "After all, tomorrow is another day!"- Vâng, sau tất cả, ngày mai là một ngày khác. Một ngày khác, một ngày mới không giống hôm nay và ngày hôm qua, ngày mà con cháu ông sẽ tưởng nhớ tới ông bằng những cành hoa và nụ cười thay cho giọt nước mắt và những nén nhang tàn !
Lan Vo
* Chữ nghĩa nhảy múa ở đây có từ sự gợi ý trong bài " Thế chấp" củaTrần Tren Trở

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét